Go downMessage [Page 1 of 1]


Sat Jun 09, 2012 11:53 pm
Gió Vô Cảm
Gió Vô Cảm
Danh hiệu:—♥ Administrator

—♥ Administrator

Kim Động có vị trí địa lý, thuận lợi cả đường thuỷ và đường bộ; có lợi thế
về tài nguyên đất đai màu mỡ, phù hợp với giống lúa cao sản, cây thực
phẩm, cây ăn quả đặc sản và thu hút các dự án đầu tư phát triển công
nghiệp.




1. Điều kiện tự nhiện

Vị trí địa lý: phía bắc giáp huyện Khoái Châu và huyện Yên
Mỹ, phía nam giáp thị xã Hưng Yên, phía đông giáp huyện Ân Thi, phía tây
giáp tỉnh Hà Tây. Có quốc lộ 39A và sông Hồng chạy qua, liền kề với
trung tâm tỉnh lỵ Hưng Yên. Kim động có 19 đơn vị hành chính, gồm 18 xã
và 1 thị trấn với tổng diện tích 114,65 km2.


Đặc điểm địa hình: Kim Động là huyện
thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, độ
dốc không lớn, từ 1,6 – 3m chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng nội đồng gồm
11 xã chiếm 70% diện tích tự nhiên; vùng ven đê gồm 8 xã chiếm 30% diện
tích tự nhiên, trong đó có hai xã và một thôn là bãi nổi giữa sông Hồng.


Khí hậu: Cũng như các huyện ở đồng bằng sông Hồng, huyện Kim
Động mang đặc điểm của khí hậu Đồng bằng sông Hồng nhiệt đới gió mùa,
có mùa đông lạnh hơn nhiều so với điều kiện trung bình cùng vĩ tuyến;
thời kỳ đầu của mùa đông tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt, mùa hạ thì
nóng ẩm, nhiều mưa, khí hậu biến đổi mạnh.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,20C Mùa hè nhiệt độ trung bình 30 - 320C, cao nhất vào tháng 6 và 7 nhiệt độ lên tới 380C. Mùa đông nhiệt độ trung bình 17 - 220C, thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ 8 - 100C. Tổng tích ôn trung bình hàng năm là 85030C.

Tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1700mm. Lượng mưa trung bình tháng
trong năm là 175mm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9. Mưa
thường xảy ra trùng với nước lũ sông Hồng lên cao, gây úng lụt ảnh hưởng
đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư.

2. Tài nguyên thiên nhiên

Đất đai của Kim Động nhìn chung rất màu mỡ bởi được bồi lắng, tích tụ
của phù sa sông Hồng. Tổng quỹ đất tự nhiên của huyện là 11.465,5 ha,
đất đã sử dụng 10.167 ha (88,67%).

Đất đã sử dụng vào sản xuất nông nghiệp chiếm 67,6% diện tích tự
nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm gần 6.695,3 ha, đất nông nghiệp
bình quân đầu người là 602m2, thấp hơn nhiều so mức trung bình của đồng bằng sông Hồng (960m2) và cả nước (1100m2/người). Đất vườn tạp chiếm gần 2,8% diện tích; đất trồng cây ăn quả hiện chiếm 22,3%.

Đất xây dựng, giao thông thuỷ lợi và đất chuyên dùng khác chiếm 16,4%
diện tích. Đất ở chiếm 7,3% diện tích, bình quân đất ở trên đầu người
của huyện là 67,.5m2 (thấp so với nhiều các nơi khác vùng đồng bằng sông Hồng).

Đất chưa sử dụng còn 1.298,5ha chiếm gần 11,33% diện tích.

Nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt lấy từ 2 nguồn nước mặt và nước
ngầm. Nước mặt chủ yếu dựa vào nguồn nước mưa, được lưu giữ trong các hồ
ao, kênh mương, mặt ruộng và điều tiết từ hệ thống thuỷ nông Bắc - Hưng
- Hải qua các sông Cửu An, Điện Biên, Kim Ngưu. Nước ngầm khá dồi dào.
Về mùa khô nước ngầm có ở độ sâu 6-8m, mùa mưa nước ngầm có ở độ sâu
chỉ 2 - 3 mét, nước không bị ô nhiễm, nhưng hàm lượng sắt (Fe) trong
nước cao, nếu được xử lý tốt có thể sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất.

3. Kết cấu hạ tầng

Cấp điện: Lưới điện quốc gia đã phủ đến các xã trên phạm vi
toàn huyện. Huyện đã hoàn thành việc bàn giao lưới điện trung áp của cơ
sở cho ngành điện quản lý và các địa phương cùng ngành điện đã củng cố
đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo việc phục vụ điện sản xuất và tiêu dùng
ngày một tốt hơn.

Cấp nước: Kim Động có 3 trạm cung cấp nước sạch ở thị trấn
Lương Bằng, Xã Phạm Ngũ Lão và Xã Ngọc Thanh. Nước dùng cho sinh hoạt
của đa số nhân dân được lấy từ nước mưa, giếng khơi, giếng khoan. Với
nhu cầu như hiện nay nước mặt và nước ngầm đủ phục vụ cho sản xuất và
sinh hoạt của cư dân, tuy vậy cần phải được quan tâm xử lý nước sinh
hoạt cho nhân dân.

Giao thông: Phát triển giao thông nông thôn, toàn huyện có
150 km đường giao thông liên xã, thôn, xóm được rải nhựa, bê tông và vật
liệu cứng. GTNT của huyện được đánh giá cao so với toàn tỉnh, được
Chính phủ tặng cờ năm 2002

Huyện có 11 km quốc lộ 39A rải nhựa chạy dọc huyện và 2km đường 38
rải nhựa do Trung ương quản lý. Các tuyến đường do tỉnh quản lý: đường
205 dài 9km, đường 195 (trên mặt đê sông Hồng) dài 11 km đều rải nhựa.
Đường Huyện quản lý gồm đường 38B dài 4km rải nhựa; Đường 61 dài 5km,
rải nhựa và đá cấp phối; Đường 208 dài 9 km rải nhựa.

Về đường thuỷ có 55km trên các tuyến sông Kim Ngưu, Cửu An, Điện Biên
có khả năng cho thuyền, xà lan 100 tấn qua lại. Phương tiện vận tải
thuỷ hiện có 6 thuyền với tải trọng mỗi thuyền 180 tấn và 20 thuyền xi
măng lưới thép tổng trọng tải khoảng 300 tấn. Cảng xếp dỡ hàng hoá có 1
bến bãi diện tích khoảng 6.700m3

Thông tin liên lạc: Mạng lưới thông tin liên lạc đã được
quan tâm phát triển, toàn huyện có 3 tổng đài dung lượng 5.300 số, đến
nay 100% số xã đã có điện thoại, số máy đạt 3,8 máy/100 dân. 100% số xã
có bưu cục và điểm bưu điện văn hoá.

4. Tiềm năng du lịch

Huyện có tiềm năng du lịch sinh thái, 2 xã Phú Cường, Hùng Cường và
thôn Vân Nghệ xã Mai Động là những bãi nổi trên sông Hồng đất đai màu
mỡ, cây cối trù phú có tiềm năng du lịch sinh thái nhưng chưa được khai
thác.

5. Nguồn nhân lực

Dân số huyện Kim Động (thống kê tháng 6/2004) có 123.700 người. Mật độ dân số là 1.083 người/km2.
Dân số phân bổ không đều, các xã vùng ngoài đê mật độ thấp nhất và tăng
dần theo hướng Tây đến Tây nam và Nam cao nhất là Huyện lỵ.

Tỷ suất sinh hàng năm đang giảm dần, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm dưới 1%

Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 51% dân số, trong đó 98% có khả
năng lao động. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là 93%. Cơ cấu
lao động trong nông nghiệp - CNXD - TMDV là: 81% - 9% - 10%, lao đông
nông nghiệp có tỷ trọng cao nhưng đang giảm dần. Lực lượng lao động là
công nhân kỹ thuật và có trình độ từ trung cấp trở lên còn ít chỉ chiếm
4%.

Nguồn nhân lực là thế mạnh nổi bật của huyện, tạo ra thị trường nội
huyện to lớn về mọi mặt. Song đồng thời cũng là áp lực lớn trong việc
giải quyết việc làm.



Back to topMessage [Page 1 of 1]


« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Quyền hạn của bạn:

You cannot reply to topics in this forum