Sat Jun 23, 2012 10:18 pm
Không biết từ khi nào, trong cuộc sống hiện đại hai từ “bận
rộn” và “mệt mỏi” xuất hiện với tần số cao khiến uống trà trở thành một
thú vui xa xỉ. Một trong những nghi thức cổ xưa nhất, đơn giản nhất mà
cũng thanh tao nhất: thưởng trà.
Có vị thiền sư Trung Hoa xưa đã nói rằng: thưởng trà là nghệ thuật
của sự buông bỏ. Bây giờ ngẫm lại, thấy đúng lắm thay. Công việc hối hả,
hãy buông bỏ trong chốc lát, nhẩn nha kiếp phù sinh mà súc ấm, pha trà.
Đầu óc đang âu lo, hãy buông lỏng mình một chút, nới lỏng tâm hồn bị
phong kín kia ra. Không nghĩ suy gì cả, chỉ tập trung tinh thần vào một
chén trà ngon…
Một
bếp đun nước, một lò hương thơm, một lọ hoa cắm chỉ một bông như mọc
lên từ kẽ đá. Ngồi trong căn phòng lặng im nghe tiếng nước sôi nhè nhẹ
như tiếng gió. Người ta cảm thấy như ngồi giữa một thảo am nơi sơn dã,
chỉ có mây trắng và tiếng nhạc thiên nhiên làm bạn, lòng cảm thấy thanh
thoát. Chén trà được rót ra toả hương thơm thanh cao, tinh khiết. Uống
chén thứ nhất thấy lòng tĩnh lặng, tâm không còn dao động. Thiền nhân
gọi đó là trạng thái vấn tuệ. Uống xong chén thứ hai thấy nơi ấn đường
ấm nóng, tư duy thiền sắp được khai thông. Uống xong chén thứ ba cả hai
trạng thái trên đều biến mất. Thân xác như hoà vào trời đất. Người ta
nói đó là đạt tới thiền…
Trong
số 10 loại trà được coi là “Thập đại danh trà” Trung Hoa, có 3 loại trà
mà người Hồng Kông cho rằng dễ đưa con người ta đạt tới trạng thái
thiền hơn cả. Đó là: trà Bích Lộc Xuân, trà Nhân sâm Ô Long, và trà
Thiết Quan Âm. Nếu như trà Bích Lộc Xuân có nước trà màu xanh biếc, rất
thơm, có vị đắng nhưng hậu ngọt; thì trà Nhân Sâm Ô Long có hương thơm
như mùi hoa tươi, vị nồng hậu, mát dịu. Còn trà Thiết Quan Âm nổi tiếng
bậc nhất thế giới thì chẳng có từ ngữ nào có thể miêu tả được. Sau khi
pha, trà màu vàng tươi đậm, đẹp tựa hổ phách, có mùi thơm tự nhiên ngào
ngạt của hoa lan, vị trà đậm đà dịu ngọt lâu tan, có thể nói là “bảy
nước còn dư hương”… Với 3 loại trà này, người Hồng Kông quan niệm, dù có
mệt mỏi đến đâu, chỉ cần được ngồi cạnh một, hai người bạn thân, thưởng
thức hương vị trà, bàn chuyện cổ kim, thì cũng giống như vừa trải qua
một phương pháp chữa bệnh tâm lý tốt nhất. Bất kỳ ai cũng trở nên thư
thái.
Với
tất cả những ai yêu mến vẻ đẹp của sự tĩnh lặng sang trọng, nhà hàng
Long Đình từ lâu đã là một địa chỉ quen thuộc. Ngoài những món ăn ngon
theo hương vị Hồng Kông đích thực, đây còn là nơi có một không gian
trang nhã, tinh tế, là nơi âm nhạc thánh thót êm dịu như ru lòng người.
Đúng như truyền thống “nhẩm trà” của người Hồng Kông, tới với nhà hàng
Long Đình chúng ta luôn có cơ hội thưởng thức những chén trà ngon sau
khi dùng bữa, như một món quà ưu nhã mà nhà hàng dành riêng tặng khách
quý.
Với
một ấm trà ngon bình thường, ta tạo ra cảm giác như giữa chốn thảo am
sơn dã, còn với một ấm danh trà, ta như thấy mình ngồi trên đỉnh tuyết
sương, như một thi sĩ đang có cảm hứng viết những dòng thơ, phóng khoáng
trữ tình. Trong khoảnh khắc tĩnh lặng tuyệt đẹp khi làn khỏi mỏng manh
bay lên từ chén trà nóng, ta sẽ thấu hiểu sự vi diệu của cuộc đời, lòng
nhẹ như không.
rộn” và “mệt mỏi” xuất hiện với tần số cao khiến uống trà trở thành một
thú vui xa xỉ. Một trong những nghi thức cổ xưa nhất, đơn giản nhất mà
cũng thanh tao nhất: thưởng trà.
Có vị thiền sư Trung Hoa xưa đã nói rằng: thưởng trà là nghệ thuật
của sự buông bỏ. Bây giờ ngẫm lại, thấy đúng lắm thay. Công việc hối hả,
hãy buông bỏ trong chốc lát, nhẩn nha kiếp phù sinh mà súc ấm, pha trà.
Đầu óc đang âu lo, hãy buông lỏng mình một chút, nới lỏng tâm hồn bị
phong kín kia ra. Không nghĩ suy gì cả, chỉ tập trung tinh thần vào một
chén trà ngon…
Một
bếp đun nước, một lò hương thơm, một lọ hoa cắm chỉ một bông như mọc
lên từ kẽ đá. Ngồi trong căn phòng lặng im nghe tiếng nước sôi nhè nhẹ
như tiếng gió. Người ta cảm thấy như ngồi giữa một thảo am nơi sơn dã,
chỉ có mây trắng và tiếng nhạc thiên nhiên làm bạn, lòng cảm thấy thanh
thoát. Chén trà được rót ra toả hương thơm thanh cao, tinh khiết. Uống
chén thứ nhất thấy lòng tĩnh lặng, tâm không còn dao động. Thiền nhân
gọi đó là trạng thái vấn tuệ. Uống xong chén thứ hai thấy nơi ấn đường
ấm nóng, tư duy thiền sắp được khai thông. Uống xong chén thứ ba cả hai
trạng thái trên đều biến mất. Thân xác như hoà vào trời đất. Người ta
nói đó là đạt tới thiền…
Trong
số 10 loại trà được coi là “Thập đại danh trà” Trung Hoa, có 3 loại trà
mà người Hồng Kông cho rằng dễ đưa con người ta đạt tới trạng thái
thiền hơn cả. Đó là: trà Bích Lộc Xuân, trà Nhân sâm Ô Long, và trà
Thiết Quan Âm. Nếu như trà Bích Lộc Xuân có nước trà màu xanh biếc, rất
thơm, có vị đắng nhưng hậu ngọt; thì trà Nhân Sâm Ô Long có hương thơm
như mùi hoa tươi, vị nồng hậu, mát dịu. Còn trà Thiết Quan Âm nổi tiếng
bậc nhất thế giới thì chẳng có từ ngữ nào có thể miêu tả được. Sau khi
pha, trà màu vàng tươi đậm, đẹp tựa hổ phách, có mùi thơm tự nhiên ngào
ngạt của hoa lan, vị trà đậm đà dịu ngọt lâu tan, có thể nói là “bảy
nước còn dư hương”… Với 3 loại trà này, người Hồng Kông quan niệm, dù có
mệt mỏi đến đâu, chỉ cần được ngồi cạnh một, hai người bạn thân, thưởng
thức hương vị trà, bàn chuyện cổ kim, thì cũng giống như vừa trải qua
một phương pháp chữa bệnh tâm lý tốt nhất. Bất kỳ ai cũng trở nên thư
thái.
Với
tất cả những ai yêu mến vẻ đẹp của sự tĩnh lặng sang trọng, nhà hàng
Long Đình từ lâu đã là một địa chỉ quen thuộc. Ngoài những món ăn ngon
theo hương vị Hồng Kông đích thực, đây còn là nơi có một không gian
trang nhã, tinh tế, là nơi âm nhạc thánh thót êm dịu như ru lòng người.
Đúng như truyền thống “nhẩm trà” của người Hồng Kông, tới với nhà hàng
Long Đình chúng ta luôn có cơ hội thưởng thức những chén trà ngon sau
khi dùng bữa, như một món quà ưu nhã mà nhà hàng dành riêng tặng khách
quý.
Với
một ấm trà ngon bình thường, ta tạo ra cảm giác như giữa chốn thảo am
sơn dã, còn với một ấm danh trà, ta như thấy mình ngồi trên đỉnh tuyết
sương, như một thi sĩ đang có cảm hứng viết những dòng thơ, phóng khoáng
trữ tình. Trong khoảnh khắc tĩnh lặng tuyệt đẹp khi làn khỏi mỏng manh
bay lên từ chén trà nóng, ta sẽ thấu hiểu sự vi diệu của cuộc đời, lòng
nhẹ như không.